Hiện tượng âm thanh trong môi trường hiện tại vượt quá mức độ theo quy định được gọi ô nhiễm âm thanh hay ô nhiễm tiếng ồn, trong tiếng Anh là noise pollution hoặc noise disturbance. Điều này cũng được coi như là một loại ô nhiễm môi trường, được WHO cảnh báo là có nguy cơ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người và động vật.
Theo tổ chức y tế thế giới WHO, mức độ cho phép hay mức độ không gây ảnh hướng tới sức khỏe trong môi trường nghỉ ngơi là không quá 40dB, còn trong môi trường sinh hoạt không quá 60dB, và trong môi trường sản xuất là không quá 80dB. Nếu mức độ âm thanh cao hơn thì thời gian tiếp xúc phải giảm đi.
Ngoài ra, viện phòng ngừa và giáo dục sức khỏe quốc gia (Inpes) của Pháp cũng nhấn mạnh, hệ thống thính giác vẫn có thể bị tổn hại dù ta chưa cảm thấy chút đau đớn nào. Vì ngưỡng cường độ âm thanh nguy hiểm cho tai là 85dB, trong khi ngưỡng đau đớn là 120 dB.
Còn ở Việt Nam, theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, ở trong khu vực đặc biệt như: những khu vực trong hàng rào của các cơ sở y tế, thư viện, nhà trẻ, trường học, nhà thờ, đình, chùa và các khu vực có quy định đặc biệt khác thì tiếng ồn cho phép từ 6 đến 21h là 55dB, từ 21h đến 6h sáng hôm sau là 45dB; đối với khu vực thông thường như: khu chung cư, nhà ở trong hẻm, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính… thì từ 6h đến 21h là 70dB, từ 21h đến 6h sáng là 55dB.
Tuy nhiên, thực tế theo kết quả nghiên cứu và phân tích của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường khảo sát đo đạc tại 12 đường phố và ngã tư chính tại Hà Nội cho thấy âm thanh ban ngày trung bình là 77,8 ~ 78,1dB, vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 7.8 đến 8.1dB. Âm thanh tương đương trong đêm là 65,3 – 75,7dB, vượt qua tiêu chuẩn trong số 10-20dB.
Các chuyên gia đã cảnh báo về mức độ tiếng ồn gây nên cho thính giác của con người. Tiếng ồn là một tác nhân liên quan đến tất cả mọi người, từ người già cho tới trẻ nhỏ, cho dù ở ngoài đường hay ở trong nhà, hoặc cả ở nơi làm việc… Ô nhiểm tiếng ồn có hại cho lớn sức khoẻ. Tiếng ồn còn có thể là một trong những nguyên nhân làm tăng hiện tượng bạo lực trong giao tiếp.
Mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe là khác nhau tùy thuộc vào mức độ của tiếng ồn hay âm thanh, thời gian tiếp xúc và lặp lại. Ban đầu, tiếng ồn sẽ tác động tới cơ quan thính giác, làm giảm sự nháy cảm, tăng ngưỡng nghe, làm giảm khả năng làm việc và tập trung. Tiếp đến là cơ quan thần kinh trung ương, tiếng ồn làm tăng kích thích, gây ảnh hưởng xấu tới não bộ, gây nên chứng đau đầu và chóng mặt, mất ngủ, không kiểm soát được hành vi dễ nóng nảy và giận giữ vô cớ. Kế đến là ảnh hưởng tới hệ tim mạch, tiếng ồn làm rối loạn nhịp tim và quá trình tuần hoàn máu, gây tăng huyết áp. Tiếng ồn cũng có thể làm ảnh hưởng tới khả năng tiết dịch trong dạ dày, làm tăng axit, gây rối loạn co bóp và làm cho dạ dày bị viêm loét. Nếu bị ảnh hướng lâu dài, không có biện pháp khắc phục giảm tiếng ồn có thể sẽ bị rối loạn sinh lý và trở nên mãn tính và gây nên bệnh tâm thần.
Mặc dù vậy thì ngay cả ở mức 100dB chúng ta đã cảm thấy rất khó chịu, dưới đây là vài liệt kê về mức độ âm thanh được phát ra từ máy móc, vật dụng,..:
– 130db – máy bay phản lực lúc hạ cánh.
– 120db – máy bay phản lực lúc khởi động.
– 100db – khi có búa rơi.
– 15dB – tiếng thì thầm.
– 30dB – âm tích tắc của đồng hồ.
– 40dB – khi nói bình thường.
– 60dB – khi nói to.
– 10-20dB – Gió vi vu qua lá cây được xem là trạng thái yên tỉnh
– 50dB – Tiếng máy giặt, ồn ở siêu thị, có gây phiền nhưng còn chịu được
– 55dB -80dB – Động cơ xe hơi, xe máy, gây khó chịu, mệt mỏi
– 80dB – 85dB – Máy cắt cỏ, hút bụi, cắt gỗ, làm rất khó chịu
– 90dB – 100dB – phát ra ở Công trường xây dựng, ồn ở mức nguy hiểm
– 120dB – 140dB – Máy bay lúc cất cánh, ồn quá lớn gây tổn thương tâm trí