Tìm hiểu công dụng trị bệnh của cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ thường xuất hiện trong phòng khách, văn phòng làm việc với vai trò làm cảnh, giúp thanh lọc không khí và đem lại ý nghĩa phong thủy tốt. Ngoài ra cây lưỡi hổ còn được xem là một loại thuốc quý cho tác dụng trị nhiều loại bệnh mà ít người biết đến.
Giới thiệu về cây lưỡi hổ
1.Tên gọi
Cây lưỡi hổ có tên gọi khác là hổ thiệt, hổ vĩ, lưỡi cọp, hổ vĩ lan, kim biên hổ vĩ lan. Tên khoa học: Sansevieria trifasciata Hort. ex Prain var. laurentii (De Willd.) N.E. Brown Họ khoa học: thuộc họ Bồng bồng – Dracaenaceae.
2.Mô tả
Cây lưỡi hổ là loại cây thường xanh, mọng nước, mọc thẳng đứng với chiều cao trung bình từ 30- 80 cm. Lá cây lưỡi hổ cứng, dạng hình giáo, có màu xanh đậm, viền vàng, cứng, mọc thành bụi. Hoa cây lưỡi hổ có màu trắng lục nhạt, dài khoảng 3-4 cm, có 6 cánh thuôn, mềm mại.
3.Bộ phận dùng
Toàn bộ cây lưỡi hổ được dùng để trị nhiều bệnh khác nhau.
4.Phân bố, thu hái và chế biến
Cây lưỡi hổ có nguồn gốc từ châu Phi và hiện nay được trồng phổ biến ở mọi vùng miền của Việt Nam. Cây lưỡi hổ rất dễ trồng và chăm sóc, cây phát triển tốt trong điều kiện đất kiềm, khô, pha cát, chịu bóng bán phần, nhiệt độ trung bình từ 25- 30 độ C, không chịu được lạnh dưới 10 độ C. Cây được trồng chủ yếu để làm cảnh trong nhà, văn phòng làm việc và ứng dụng để trị nhiều loại bệnh khác nhau.
5.Bào chế
Cây lưỡi hổ được dùng tươi hoặc phơi khô, sắc nước để trị bệnh
6.Thành phần hóa học
Rễ chứa alcaloid sansevierin. Dịch lá tươi chứa acid aconitic, Thân rễ khô và rễ chứa alcaloid và nhựa
Công dụng của cây lưỡi hổ
Theo đông y cây lưỡi hổ có vị chua, tính mát, được ứng dụng để thanh nhiệt, giải độc, trừ thối mục sinh cơ, trị ho do cảm mạo, viêm chi khí quản, vấp ngã bị tổn thương, rắn cắn, nhọt lở loét sưng độc, bỏng lửa bỏng nước.
1.Chữa ho, viêm họng, khản tiếng
6-12g lá cây lưỡi hổ tươi, đem rửa sạch, nhai với muối ngậm nuốt nước dần dần có tác dụng chữa ho, viêm họng, khản tiếng hiệu quả. Ngày áp dụng đều đặn 2 lần sáng- tối trong liên tiếp 3-5 ngày bệnh sẽ khỏi.
2.Chữa viêm tai chảy mủ
Dùng ngoài lấy lá hơ lửa cho héo giã nát lấy nước nhỏ tai nhiều lần chữa viêm tai có mủ để trị bệnh. Ngày áp dụng 2 lần vào sáng- tối trong nhiều ngày liên tiếp bệnh sẽ có dấu hiệu thuyên giảm rõ rệt.
3.Chữa bỏng
2-3 lá cây lưỡi hổ tươi, đem rửa sạch, lấy phần dịch bên trong thoa đều lên vùng da bị bỏng có tác dụng giúp làm lành nhanh các vết thương do bỏng, cháy nắng hay các vết xước xát do va chạm. Áp dụng đều đặn 2 lần vào sáng- tối trong nhiều ngày liên tiếp đến khi vết bỏng khô lại và lên da non thì dừng.
4.Chữa viêm da
2-3 lá cây lưỡi hổ tươi, rửa sạch, lấy phần dịch bên trong nghiền nát, thoa đều lên vùng da bị viêm nhiễm có tác dụng kháng khuẩn, giảm sưng viêm hiệu quả. Chú ý trước khi bôi dịch, vệ sinh thật kĩ vết viêm nhiễm bằng nước muối pha loãng. Áp dụng đều đặn 2 lần sáng tối trong 1 tuần vùng da bị viêm sẽ lành.
5.Chữa sâu răng, hôi miệng và giảm bớt việc bị chảy máu chân răng.
2- 3 lá cây lưỡi hổ đem rửa sạch, giã nát, chắt lấy nước súc miệng hàng ngày đều đặn vào sáng sau khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ có tác dụng chữa sâu răng, hôi miệng và hỗ trợ điều trị bệnh chảy máu chân răng hiệu quả. Kiên trì áp dụng trong nhiều ngày liên tiếp để phát huy được hiệu quả cao nhất.
6.Làm dịu cơn suyễn
2-3 lá cây lưỡi hổ rửa sạch, lấy phần dịch bên trong hòa vào nước nóng sau đó hít lấy hơn đang bốc lên sẽ có tác dụng làm dịu cơn hen suyễn. Thường xuyên áp dụng để trị bệnh được hiệu quả nhất.
7.Hỗ trợ điều trị bệnh tiêu hóa
Trong cây lưỡi hổ có chứa các hợp chất aloe-emodin, aloin và barbaloin sẽ giúp dạ dày được co bóp đều, kích thích tiêu hóa tốt. Do đó dùng lá cây lưỡi hổ tươi ép nước uống 2- 3 lần trong tuần sẽ có tác dụng rất tốt với đường tiêu hóa.
8.Chữa chứng khó tiêu, ợ hơi
Uống nước ép từ lá cây lưỡi hổ sẽ có tác dụng trị được chứng trào ngược axit, đầy hơn khó tiêu, ợ hơi, lợi gan, giảm nóng trong người.
9.Hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận
Trong cây lưỡi hổ có chứa các hợp chất giúp loại bỏ sỏi và tống chúng ra ngoài theo đường nước tiểu. Vì vậy dùng lá cây lưỡi hổ ép nước uống có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận hiệu quả.
10.Chữa loét dạ dày
Những người bị chứng bệnh viêm loét dạ dày khi uống loại nước có pha gel cây lưỡi hổ sẽ rất tốt. Sau 1 tháng áp dụng bệnh loét dạ dày sẽ có dấu hiệu thuyên giảm rõ rệt.
Kiêng kị
Không được uống quá 400mg gel tươi trong 1 ngày. Cần có sự hướng dẫn của bác sỹ khi dùng các bạn nhé.