Danh sách những loài cá cảnh dễ nuôi
(phần 1)
Cá cảnh đẹp đặc biệt bởi sức hút của nó, việc nuôi cá không chỉ là sở thích, niềm đam mê mà còn mang ý nghĩa phong thủy sẽ đem lại niềm vui, hạnh phúc, thành đạt và gặp nhiều điều may mắn trong cuộc sống. Ở bất kỳ lứa tuổi nào, cá cảnh đẹp cũng dễ dàng chinh phục trái tim của những ai đã “trót” bị mê hoặc bởi vẻ đẹp của chúng.
1. Cá ba đuôi nước ngọt dễ nuôi
Là loài cá cảnh đẹp thuộc họ cá Chép. Loại cá này dễ thích nghi với điều kiện sống trong bể nuôi từ kích cỡ nhỏ đến to, hòn non bộ, bể cạn, bể kính…Điểm đặc biệt của cá 3 đuôi là loại cá cảnh nước ngọt dễ nuôi.
Cá ăn đa dạng các loại lương thực thực phẩm như giun chỉ đỏ, thực phẩm khô hoặc thực phẩm nhân tạo. Cá ba đuôi sinh sản quanh năm, đặc biệt mùa sinh sản mạnh là tháng 3 và tháng 6, cá con ăn khỏe và lớn nhanh trong điều kiện môi trường thích hợp.
2. Cá chép Nhật (cá Koi)
Cá Koi là loài cá chép lai tạo, có quan hệ họ hàng gần với cá vàng và được nuôi để làm cảnh. Cá Koi được cho là loại cá kiểng đẹp dễ nuôi mang lại may mắn, thể hiện triển vọng tương lai và cơ hội về tài chính. Hồ cá Koi sinh trưởng càng nhiều thì may mắn tiền tài càng sinh sôi.
Cá Koi có thân hình đẹp, vô hình duyên dáng, màu sắc tươi sáng và rực rỡ bởi thế mà cá Koi có giá trị trang trí cao. Cá Koi màu đỏ và trắng, cá Koi Taisho và cá Koi Showa 3 màu là những loài cá điển hình, được nuôi phổ biến nhất.
3. Cá hồng két
Cá hồng két hay còn gọi là cá Két đỏ, cá huyết anh vũ, còn được biết đến với tên gọi tiếng Anh là blood parrot cichlid, parrot cichlid, bloody parrot là một loài cá cảnh đẹp được hình thành do kết quả lai tạo trong họ Cichlidae.
Đặc điểm nổi bật của cá hồng két thường là cơ thể hình tròn rất xinh xắn với một mõm mũi nhỏ, lưng công dốc, đầu vồ về phía trước với chiếc mỏ không khép kín và quặp xuống như mỏ két. Mắt to tròn trông như đang mơ màng.
Dáng bơi lạ mắt do bóng hơi to khác thường. Cá chuyển từ màu vàng sang màu đỏ khi trưởng thành. Chính nhờ màu đỏ rực vô cùng bắt mắt nên cá hồng két thường được cho là có thể đem lại may mắn cho gia chủ. Cá hồng két thường khi trưởng thành có thể đạt kích thước khoảng trên 20 cm.
4. Cá đá (cá Betta, cá lia thia, cá xiêm đá, cá thia đá…)
Cá đá (cá xiêm) là loài cá cảnh đẹp, vốn là loài Betta thuần dưỡng lâu đời ở Thái Lan rồi sau đó lan ra khắp thế giới. Được biết có 4 loài Betta hoang dã ở Thái Lan, bán đảo Mã Lai và Campuchia với tên gọi theo tiếng địa phương lần lượt là pla-kad, ikan bettah và trey krem.
Có quan hệ huyết thống với cá đá (tức Betta thuần dưỡng) là Betta splendens, Betta imbellis, Betta mahachaiensis và Betta smaragdina. Như vậy cá Xiêm là giống lai tạp (hybrid). Bản thân tên tiếng Anh cũng nói lên nguồn gốc xuất xứ của nó: Siamese fighting fish – cá chọi Xiêm.
5. Thanh ngọc (cá bãi trầu)
Cá thanh ngọc hay cá bãi trầu, cá bảy trầu là một chi cá thuộc họ Cá sặc. Chúng là loại cá cảnh dễ nuôi không cần oxy, phân bố ở vùng Đông Nam châu Á, từ Myanma, Thái Lan tới Việt Nam và bán đảo Mã Lai. Ghi chép về sự có mặt của loài cá thanh ngọc tại các đảo Sumatra, Borneo và Java ở Indonesia có lẽ là thuộc về loài khác.
Cá thanh ngọc làm cá kiểng đẹp nhờ có chấm dài khoảng 4 – 7 cm. Gai vây hậu môn: 6-8. Có 24-28 tia mềm vây hậu môn phân nhánh, 13 hàng vảy nằm ngang, và từ 2 trở lên các sọc sẫm màu nằm dọc theo thân. Vây hậu môn với một ít tia vây mềm giống như sợi chỉ thuôn dài, mở rộng về phía sau gần như tới chỏm vây đuôi, có vết đen phía trên gốc ngực. Cá thanh học có mõm nhọn và thân dẹt.
6. Cá lau kiếng, cá tỳ bà
Cá lau kính (còn gọi là cá lau kiếng, cá tỳ bá, cá dọn bể) là loại cá cảnh đẹp, cá nuôi kiểng không cần oxy được nhiều người chơi cá cảnh chọn nuôi, chúng sẽ làm vệ sinh cho bể cá cảnh một cách tự nhiên giúp tránh các bệnh thường gặp ở cá cảnh, tiết kiệm thời gian và công sức người chơi.
Cá lau kiếng cảnh nước ngọt có nhiều chủng loại khác nhau như: Cá lau kiếng bạch tạng, cá lau kiếng đốm da cam, cá lau kiếng đuôi cam, cá lau kiếng vàng tươi, cá lau kiếng vàng kết hợp với hồng phấn, cá lau kiếng đuôi đỏ, cá lau kiếng vàng tươi, cá lau kiếng đen… Đều là những lựa chọn vô cùng tuyệt hảo dành cho bạn nếu muốn trang trí bể cá cảnh nhà mình.
7. Cá tai tượng, cá phát tài
Cá Tài Phát hay Phát Tài (Tai tượng) là cá kiểng đẹp có kích thước lớn, thường được nuôi không cần oxy chung với cá rồng, cá phát tài trống có đầu gù to lớn rất đẹp.
Cá tai tượng là loài cá đặc trưng của vùng nhiệt đới, thường phân bố ở các vùng nước lặng, nước ngọt có nhiều loài thủy sinh sinh sống. Ở Việt Nam cá tai tượng được nuôi chủ yếu ở vùng đồng bằng Nam Bộ.
Loài này có khả năng dễ dàng thích nghi với môi trường kể cả môi trường khắc nghiệt nên nó có thể sống được ở môi trường nước ngọt, nước lợ như ao, hồ, sông, đầm nước hay nước kém oxy, nước tù. Tuy cá tai tượng lại không chịu lạnh được bù lại có khả năng chịu nóng tốt. Cá tai tượng rất dễ nuôi, nó ăn tạp và chủ yếu là các loại rau dại, bèo nổi.
8. Cá thòi lòi
Cá thòi lòi có tên khoa học là Periophthalmus schlosseri, là loại cá cảnh đẹp độc lạ. Nhiều người tưởng rằng chúng là một loài lưỡng cư vì chúng có đôi mắt lồi như mắt ếch và có thể di chuyển dễ dàng trên cạn bằng hai chi trước.
Chúng được tìm thấy tại khu vực cửa sông, hạ lưu sông và biển ở vùng nhiệt đới trải dài từ Ấn Độ, Đông Nam Á đến Australia. Cá thòi lòi phổ biến nhất dọc các bãi lầy ở cửa sông, không ngập quá 2m nước. Loài cá này sinh sống trong hang hốc vét ở bãi lầy. Khi thủy triều xuống thì cá chui ra, nhất là những ngày nắng ráo.
Nuôi cá thòi lòi làm cảnh là một thú vui độc đáo, vì loài cá thòi lòi không đẹp nhưng chúng độc và lạ. Loài cá thòi lòi này ngoài làm cảnh thì còn có nhiều người dùng chế biến các món ăn.
9. Cá bảy màu
Cá bảy màu là cái tên được người Việt mình gọi dân dã, là loài cá cảnh đẹp, dễ nuôi, không cần oxy. Một phần xuất phát từ màu sắc sặc sỡ bên ngoài. Tên tiếng Anh thật sự của dòng cá này là Guppy hay Milions fish. Một loài cá phổ biến trên toàn thế giới, cũng bởi đặc tính dễ thích ứng với môi trường xung quanh, và thức ăn của chúng cũng đơn giản.
Với sự đa dạng về chủng loại cũng như màu sắc, hình dáng vây, các tập tính và cá 7 màu được chia ra làm nhiều loại các nhau. Với mỗi loại lại có đặc tính sinh trưởng và phát triển khác nhau.
Cá bảy màu thường sống thành từng bầy đông đúc. Thức ăn ngoài tự nhiên chủ yếu là rong rêu và các loại sinh vật nhỏ. Và cá cái có chu kỳ sinh sản cách nhau khá ngắn, nên việc số lượng thành viên trong đàn tăng lên khá nhanh.
10. Cá thiên đường (cá đuôi cờ, cá lia thia đồng)
Cá thiên đường (đuôi cờ, lia thia ruộng) còn gọi là cá lia thia đồng, cá đuôi cờ có nhiều màu sắc đa dạng cùng với vây kỳ căng tròn, tạo nên vẻ đẹp cổ điển trong mọi thời đại.
Cá thiên đường ngoài tự nhiên sống trong các vùng trũng nước ở đồng ruộng vì vậy khi nuôi chúng trong bể cá cảnh bạn cũng cần chú ý tạo một môi trường thật giống ngoài tự nhiên cho chúng.
Bể nước nuôi cá lia thia đồng nên trồng nhiều cây thủy sinh và thực vật nổi như (súng, sen Nhật, bèo, …) vừa tạo chỗ trú ẩn và đẻ trứng cho cá vừa cung cấp hệ thống lọc nước sinh học tự nhiên cho bể nuôi cá của bạn.
11. Cá nàng hai (cá thác lác)
Cá nàng hai hay còn gọi là cá thác lác đang được nhiều người chọn nuôi để tô điểm cho bể cá của mình nhờ vẻ đẹp độc đáo của nó. Trước đây, loại cá cảnh đẹp được coi là cá thương phẩm nhưng nhờ sự lai tạo đã cho ra nhiều dòng đẹp mắt nên được dân chơi cá chú ý rất nhiều.
Cá nàng hai có thân dài, dẹp ở hai bên và mỏng dần về phía bụng. Nổi bật với chiếc lưng gù cùng những vây nhỏ lệch về sau. Vây hậu môn của cá nàng hai khá dài, vây đuôi không chẻ. Cá nàng hai thường có màu xanh rêu, bụng và hông trắng. Đặc biệt hơn cả là hàng chấm đen to tròn chạy dọc theo gốc vây hậu môn.
Hình dạng khác thường như vậy cùng kiểu bơi độc đáo đã giúp cá nàng hai ngày càng được nhiều dân chơi cá cảnh để mắt tới. Loài cá này không ngoáy mình khi bơi, chúng giữ thân thẳng và chỉ uốn lượn vây hậu môn nhằm tạo lực đẩy.
Bơi tiến, lùi hay xoay sang hai bên đều được đánh lái bằng vây hậu môn và vây lưng. Đặc điểm này có lẽ bắt nguồn từ nơi phân bố cúa cá nàng hai đa phần ở những nơi thuỷ sinh rậm rạm.