Cây Vạn Niên Thanh
Cây Vạn Niên Thanh có ý nghĩa phong thủy tăng tài vận cho gia chủ. Người ta quan niệm, trồng vạn niên thanh trong nhà ngày tết mang đến sự sung túc, trong hôn nhân cầu chúc hòa hợp như ý, trong lễ mừng thọ chúc được sống lâu. Cây phù hợp làm cây cảnh trong nhà, cây cảnh văn phòng giúp lọc sạch không khí, mang đến không gian sự tươi mới.
Cây Vạn Niên Thanh (tên khoa học: Epipremnum aureum) là một trong những loại cây dễ trồng và có khả năng thanh lọc không khí cực tốt. Người ta quan niệm, trồng cây Vạn Niên Thanh mang đến sự sung túc, trong hôn nhân cầu chúc hòa hợp như ý,…
Cây Vạn Niên Thanh hợp tuổi gì Ý nghĩa phong thủy của cây?
Cây Vạn Niên Thanh thường bị nhiều người nhầm với Vạn Niên Thanh leo. Tuy nhiên chúng lại là các loại cây khác nhau có cùng một họ Araceae (họ Ráy). Là loại cây có nhiều tác dụng hữu ích cho môi trường và không gian sống, nên thường được dùng để trang trí phòng khách giúp mang lại may mắn cho gia đình. Hãy cùng Cây Xinh tìm hiểu rõ hơn về loài cây này qua bài viết dưới đây nhé!
Nguồn gốc và đặc điểm cây Vạn Niên Thanh trồng trong nhà
Vạn Niên Thanh (tên khoa học: Dieffenbachia Amoena), được tìm thấy ở vùng Colombia, Brazil. Là loại cây thân thảo, có chiều cao khoảng từ 40 – 80 cm, ưa bóng râm nên rất thích hợp để trồng trong nhà.
Vạn Niên Thanh thuộc loại rễ chùm, ngắn, to, được chia thành nhiều đốt, trên mỗi đốt sẽ có nhiều rễ con, dễ sống và phát triển nhanh. Thân cây lâu năm thường khá cứng. Lá của loài cây này khá lớn rộng từ 3,5 – 6 cm, mềm, có màu xanh lục đậm ở mặt trên và xanh lục nhạt ở phiến lá phía dưới. Ở một số loại lá của chúng nổi bật với các đốm màu trắng ở giữa và gần thân. Các đường gân trên lá cũng được chia khá rõ nét, tăng thêm vẻ đẹp ấn tượng với người đối diện.
Cây Vạn Niên Thanh có mấy loại? Đặc điểm của từng loại
Vạn Niên Thanh được chia thành 3 loại chính, mỗi loại lại có những đặc điểm khác nhau tạo nên ấn tượng riêng thu hút người trồng.
Vạn Niên Thanh Leo
Vạn Niên Thanh Leo có tên gọi khác là cây Trầu Bà Cây Trầu Bà Leo Cột. Là cây thân thảo, dạng leo, thân mập tròn và nhiều rễ khí. Khi trồng loài cây này, bạn cần tạo thêm cột, giá đỡ để cây có thể leo bám và phát triển. Nếu được chăm sóc tốt, cây có thể cao từ 1 m đến 1,4 m.
Lá của loài cây này rất to, vì vậy nhiều người thường gọi là cây Vạn Niên Thanh lá to. Phần lá của cây xanh tốt quanh năm, thường mọc tập trung tại đầu cành lớn của cây. Lá Vạn Niên Thanh Leo thường có gân dày, dạng lông chim, nổi bật với đốm trắng vàng hay ánh bạc trên phiến lá.
Vạn Niên Thanh vàng
oại cây này có xuất xứ từ vùng Đông Á thuộc loài thân thảo phát triển theo thế vươn thẳng lên cao. Lá của loài cây có màu xanh lục, hình mũi mác, khi nở hoa sẽ có màu vàng nhạt.
Vạn Niên Thanh thủy sinh
Vạn Niên Thanh thủy sinh là loại cây trồng lâu năm, thường cao khoảng 1.3 m – 1.5 m. Lá cây có màu xanh lục, hẹp, cành trắng và vươn dài. Đặc biệt, khi trồng thủy sinh, bạn có thể dễ dàng quan sát bộ rễ trắng, nổi bật của cây.
Tác dụng của cây Vạn Niên Thanh trong cuộc sống
Với vẻ đẹp ấn tượng, trang nhã bạn cũng có thể đặt chúng ở nhiều vị trí khác nhau như để làm làm việc, văn phòng hay phòng khách,… giúp tạo điểm nhấn cho căn phòng làm cho căn phòng trở nên thú vị và thu hút hơn..
Ngoài ra Vạn Niên Thanh cũng được biết đến là một loại cây có khả năng thanh lọc không khí rất tốt. Cây có thể loại bỏ các chất gây hại cũng như tia bức xạ tồn tại trong không khí. Từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh ung thư, hay các tác động xấu đến đến tim và não.
Hơn nữa tán lá của cây to nên khả năng lọc không khí rất tốt. Vì vậy việc bạn trồng một chậu Vạn Niên Thanh trong nhà cũng giống như việc bạn sắm thêm cho nhà mình một chiếc máy lọc không khí sinh học giúp bảo vệ sức khỏe cho bạn và các thành viên trong gia đình hiệu quả.
CÁCH CHĂM SÓC CÂY VẠN NIÊN THANH
Thuộc loại cây cảnh trong nhà và cây cảnh văn phòng, nên cây Vạn Niên Thanh rất dễ chăm sóc có thể sống tốt ở điều kiện mát ít ánh nắng. Người ta quan niệm, trồng vạn niên thanh trong nhà ngày tết mang đến sự sung túc, trong hôn nhân cầu chúc hòa hợp như ý, trong lễ mừng thọ chúc được sống lâu.
NƯỚC
Cây có khả năng tích nước ở thân lá, nên vấn đề về nước cũng không quá quan trọng với cây Vạn Niên Thanh nhất là để trong nhà và văn phòng thì khả năng mất nước cũng không quá nhiều. Tốt nhất là bạn có thể tưới nước 2 lần/ tuần mỗi lần đủ ẩm 1/2 đất, nếu bận công tác hay đi xa thì để cây nơi mát ít bị mất nước thì cả tháng cũng không cần tưới nước cây vẫn có thể sống.
Đất
Cây có rễ rất khỏe và phát triển nhanh có thể sống được ở đất thịt rắn chắc, nhưng tốt nhất là nên chọn loại đất mùn có nhiều dưỡng chất lại mềm như vậy bộ rễ của cây sẽ phát triển nhanh giúp cây luôn khỏe mạnh, có thể mua đất trồng ở tiệm hoặc lấy đất thịt trộn với tro, chấu, sơ dừa để tạo mùn và độ thoáng khí cho đất.
Ánh sáng
Vạn Niên Thanh là cây trồng trong nhà không cần ánh sáng nên có thể sống trong điều kiện thiếu sáng tốt. Bạn cần chú ý không đặt cây ở vị trí có ánh nắng mặt trời trực tiếp. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của cây. Nên cho cây tắm nắng sáng sớm và chiều tối để quang hợp đủ.
Hiện nay hình ảnh Vạn Niên Thanh được dân văn phòng trồng rất nhiều. Với vẻ đẹp ấn tượng, vừa giúp thanh học không khí vừa mang lại những tác dụng hữu ích về phong thủy.
#Sưu tầm