Cây lưỡi hổ tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe
Cây lưỡi hổ với nhiều lợi ích và tác dụng tốt về phong thủy và sức khỏe, giúp thanh lọc không khí, xua đuổi côn trùng, phong thủy hưng thịnh.
1. Cây lưỡi hổ
Lưỡi hổ có tới 70 loài khác nhau và có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới. Là loài thực vật có hoa, họ măng tây. Tên gọi khác là hổ vĩ mép lá vàng hay lưỡi cọp được dùng làm cây cảnh. Cây lưỡi hổ có thân dạng dẹt, mọng nước, nhìn có vẻ sắc nhọn nguy hiểm nhưng thân rất mềm, không làm đứt tay khi chạm vào chúng. Trên thân có 2 màu xanh và màu vàng dọc từ gốc đến ngọn. Cây lưỡi hổ khi ra hoa nở thành từng cụm, mọc từ phần gốc lên và có quả hình tròn. Cây có thể trồng trong chậu hoặc giá treo để trang trí.
Ý nghĩa của cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ có thân thẳng hình dáng sắc nhọn như lưỡi kiếm có ý nghĩa tượng trưng của người quân tử, khí phách kiên cường, có chí hướng vươn lên trong cuộc sống. Dáng vẻ uy nghi từ thân đến ngọn của cây lưỡi hổ là biểu tượng của sự uy quyền, danh gia vọng tộc, phú quý và may mắn mang lại cho chủ nhân.
Người Trung Hoa trồng loại cây này trong nhà như một cây quý giá có ý nghĩa phong thủy hưng thịnh, vì tám vị thần sẽ ban tặng 8 đức tính quý giá của họ cho người sở hữu cây lưỡi hổ: Thịnh vượng, sắc đẹp, sống lâu, thông minh, sức khỏe, nghệ thuật, sức mạnh và thơ ca.
Tác dụng cây lưỡi hổ:
– Làm giảm dị ứng ở da: Các vấn đề dị ứng, gây nổi mẩn ngứa ở da do các chất bụi bẩn trong không khí sẽ được loại bỏ do yếu tố thanh lọc rất tốt của lá cây lưỡi hổ.
– Làm giảm hiệu ứng nhà kính (SBS): Các không gian công cộng, phòng làm việc đông người tại các công ty, các tòa nhà văn phòng cao tầng thiếu oxy, không khí không thực sự trong lành nên trồng cây lưỡi hổ để thanh lọc không khí, khử khuẩn, giảm các triệu chứng ho, sổ mũi, hắt hơi do không khí nhiễm khuẩn gây ra.
– Loại bỏ độc tố nguy hiểm: Các nghiên cứu, bao gồm cả những nghiên cứu do NASA thực hiện, đã chỉ ra rằng cây lưỡi hổ loại bỏ các độc tố như formal dehyd, xylene, toluene và nitơ oxit. Có nghĩa là các khu công nghiệp, nhà máy ô tô, cửa hàng, sân bay, ván ép, thảm, nhà sản xuất sơn, nơi các hóa chất này có rất nhiều trong các sản phẩm được sản xuất và sử dụng. Vì vậy, nên đặt chậu cây lưỡi hổ xung quanh không gian sẽ có lợi hơn cho sức khỏe.
– Tạo giấc ngủ ngon: Khác với những loại cây khác thường nhả khí CO2 vào ban đêm, cây lưỡi hổ ban đêm vẫn hấp thụ độc tố qua lá và nhả ra oxy tinh khiết tạo môi trường trong lành cho giấc ngủ ngon.
Ngoài ra lưỡi hổ còn làm cây trang trí nội ngoại thất, làm quà tặng với ý nghĩa may mắn, tài lộc, thịnh vượng cho chủ nhân.
2. Cây lưỡi hổ hợp mệnh gì, tuổi nào?
Lưỡi hổ là cây cảnh có tác dụng rất hữu đối với sức khỏe, nhưng liệu có hợp tuổi hợp mệnh của gia chủ khi sở hữu chúng?
Lưỡi hổ có 2 dải màu xanh lá cây và vàng dọc từ gốc đến ngọn. Xanh là màu của mệnh Mộc, vàng là màu mệnh Kim. Chính vì vậy, cây lưỡi hổ sẽ hợp với người mệnh Mộc, Hỏa, Kim, Thủy. Tuổi hợp với cây này tương ứng với cung mệnh của người sở hữu dưới đây:
Mệnh Hỏa: Đinh Mão, Ất Tỵ, Mậu Tý, Kỷ Sửu,…
Mệnh Kim: Tân Hợi, Canh Tuất, Quý Mão, Nhâm Dần,…
Mệnh Thủy: Nhâm Thìn, Giáp Thân, Ất Hợi, Quý Tỵ,…
Mệnh Mộc: Kỷ Hợi, Mậu Tuất, Tân Mão, Nhâm Tý,…
Ngoài ra, không theo phong thủy hoặc có sở thích sưu tầm, trồng cây cảnh thì bạn vẫn có thể sở hữu, hóa giải không hợp bằng các màu sắc của chậu cây và đá rải bề mặt phù hợp với mệnh của mình là được.
3. Vị trí đẹp đặt cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ có ý nghĩa phong thủy tốt, nên đặt cây gần lối ra vào của tòa nhà, văn phòng, chung cư, cửa nhà với mục đích cho phép tám đức tính quý giá đi vào trước theo phong thủy.
Vị trí tốt nhất để đặt cây trong văn phòng hoặc nhà của bạn vị trí hành Mộc của cây. Hướng Đông Nam, hướng Nam và các góc phía Đông là những điểm phong thủy tốt nhất để đặt cây lưỡi hổ.
4. Trồng và chăm sóc
Cây lưỡi hổ thuộc họ cây cảnh chịu được khô hạn, không cần tưới nước nhiều và không tốn công chăm sóc. Cây có khả năng chống chịu sâu bệnh, thích hợp nơi ánh sáng bóng râm.
Cách nhân giống:
Khi cây phát triển mạnh, tươi tốt bạn có thể tách cây con ra trồng vào chậu khác. Khi cây mới tách cần bổ sung phân bón cho cây để cung cấp đủ dinh dưỡng, lớn nhanh.
Ngoài ra, có thể áp dụng cách giâm cành đem lại hiệu quả cao phù hợp với dân kinh doanh. Chọn cây lưỡi hổ khỏe mạnh không sâu bệnh. Cắt một lá bánh tẻ ngang gốc, sau đó cắt lá thành từng đoạn 5-6cm để hơi héo sau đó giâm vào đất ẩm đủ dinh dưỡng sẽ phát triển thành cây mới, thực hiện tốt nhất vào mùa hè và mùa xuân.
Chuẩn bị đất trồng: Cây lưỡi hổ rất dễ chết do ngập úng nước vậy đất trồng cần có độ tơi xốp, thoát nước nhanh. Sử dụng đất vi sinh tổng hợp có độ mùn và thoát nước tốt.
Nước: Không cần tưới nước nhiều, cây trong nhà hoặc để bàn thì 2,3 tuần tưới một lần. Tưới dạng phun ẩm cho cây.
Ánh sáng: Là cây ưa bóng râm, ánh sáng yếu không chịu được nắng gắt. Khoảng 2,3 tháng bạn mang cây ra ngoài trời một lần, thời gian từ 7h-9h sáng rồi lại mang vào trong nhà là được.
Nhiệt độ: Tránh đặt cây tại các vị trí nhiệt độ cao quá 33 độ C, nhiệt độ lý tưởng cho cây phát triển từ 18 đến 30 độ.
Dinh dưỡng: Bón phân lân NPK cho cây trong giai đoạn đang phát triển, 3 đến 4 tháng một lần, bón thúc cách gốc từ 10cm. Mùa đông không cần bón phân
Sâu bệnh: Cây lưỡi hổ chống chịu sâu bệnh tốt, chú ý cây thừa hay thiếu nước, ánh sáng mạnh hay anh sáng yếu dựa vào màu sắc của lá để tinh chỉnh sao cho phù hợp.
Nguồn: ( sưu tầm )