Cây Dây Nhện
Cây Dây Nhện – Cỏ Lan Chi (tên khoa học: Chlorophytum Comosum) có khả năng hấp thụ tới 85% lượng khí Formaldehyde độc hại trong không khí xung quanh nó…
Cây Dây Nhện – “Cây lọc không khí sạch hàng đầu” do NASA công nhận
Ô nhiễm không khí hiện đang là mối quan tâm chung của toàn xã hội. Nó được xem là tác nhân hàng đầu gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người.
Theo nghiên cứu của NASA, cây xanh thật sự có hiệu quả trong việc loại bỏ các chất độc hại như benzen, fomandehit, tricloetylen, xylen và ammoniac có trong không khí. Trong đó, cây Dây Nhện là một gợi ý tối ưu để bảo vệ sức khoẻ của bạn và những người xung quanh khỏi các tác nhân gây hại kia.
Nguồn gốc và đặc điểm hình thái của cây
Cây Dây Nhện có tên khoa học là Chlorophytum Comosum. Chúng thuộc dạng cây thân thảo sống lâu năm có xuất xứ từ Nam Phi. Du nhập về Việt Nam, cây còn được biết đến với cái tên như cây Lan Chi, cỏ Lan Chi, cỏ Mệnh Môn hay cây Lục Trảo Cổ…
Dây Nhện thường mọc thành bụi có chiều cao từ 30-40 cm. Lá Dây Nhện mỏng nhưng cứng và khá giòn. Những phiến lá thuôn dài được pha trộn giữa 2 màu xanh trắng rất đẹp mắt.
Dây Nhện có sức sống mãnh liệt nhờ bộ rễ chùm chắc khỏe, bám chặt vào đất. Sau một thời gian chăm sóc, từ một bụi cây nhỏ có thể mọc ra rất nhiều cây con khác nhau.
Một đặc điểm rất thú vị là cây cho hoa quanh năm nên bạn có thể thoải mái chiêm ngưỡng vẻ đẹp của chúng. Trên ngọn của những cành hoa dài là các bông hoa nhỏ xinh có màu trắng tinh khiết.
Nhờ dáng vẻ nhỏ nhắn, đẹp mắt cùng khả năng sinh trưởng mạnh mẽ mà cây Dây Nhện thích hợp trồng ở nhiều môi trường khác nhau, trong đó có không gian nội thất văn phòng hay nhà ở.
Tác dụng của trồng cây Dây Nhện trong nhà
Không chỉ mang vẻ đẹp đầy sức sống mà Dây Nhện còn có những giá trị phong thủy tuyệt vời để mang đến cho gia chủ.
Cây Dây Nhện hợp mệnh gì?
Trong phong thủy, cây cảnh là một loại vật phẩm mang đến nguồn năng lượng tốt lành cho gia chủ. Xét về độ tương hợp, người mệnh Kim sẽ nhận được giá trị phong thủy tốt nhất khi sở hữu loại cây phong thủy này. Gia chủ mệnh Kim khi trồng một cây Dây Nhện trong nhà hoặc để trên bàn làm việc sẽ có được sự suôn sẻ, hanh thông để tiến lên đà thăng tiến.
Cây Hợp Mệnh Kim
Xét về độ tương sinh, màu trắng của lá và hoa cây Dây Nhện sẽ là màu sắc mang lại may mắn cho những người mệnh Thủy. Hơn nữa trong ngũ hành tương sinh, Kim sinh Thủy nên gia chủ mệnh Thủy cũng có thể chọn cây Dây Nhện làm cây phong thủy theo tuổi, mệnh của mình.
Cây Hợp Mệnh Thủy
Tuy nhiên các mệnh còn lại cũng có thể chọn cây Dây Nhện làm cây cảnh để bàn làm việc hoặc cây cảnh văn phòng bởi các giá trị khác mà cây đem lại dưới đây:
Mang lại sức khỏe tràn đầy
Tác dụng của việc trồng cây Dây Nhện không chỉ nằm ở lĩnh vực phong thủy mà ở lĩnh vực sức khỏe của con người.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu về khả năng lọc khí của Dây Nhện và nhận được kết quả rất kinh ngạc. Chỉ sau 24 giờ đồng hồ, cây có thể hấp thụ hết 85% lương khí Formaldehyde độc hại tồn tại trong nguồn không khí xung quanh nó.
Không chỉ vậy, loại cây lọc không khí này còn sản sinh ra một lượng oxi cực tinh khiết để tạo cho bạn một môi trường thực sự trong lành. Nhờ có cây Dây Nhện trong nhà mà sức khỏe của bạn và những người thân xung quanh sẽ được bảo vệ và cải thiện rõ rệt.
Trang trí cho không gian nhà bạn
Cũng như các loại cây trồng trong nhà khác, cây Dây Nhện có tác dụng trang trí cho không gian nhà bạn trở nên sinh động và có hồn hơn.
Nhờ sắc trắng xanh nổi bật cùng với kích thước nhỏ gọn, cây phù hợp làm cây để bàn trang trí văn phòng, bàn ăn, bàn uống nước. Loại cây để bàn này sẽ là điểm nhấn cho không gian của bạn thêm tưới mới, giúp bạn giải tỏa stress và tạo hứng thú cho bạn sáng tạo, giải quyết công việc hiệu quả hơn.
Ý nghĩa phong thủy của cây dây nhện
Lá cây xanh mướt điểm tô những xọc trắng chạy đều từ đầu lá tới cuối lá thể hiện sự thông suốt,sáng lạn. Thân cây là một thân tỏa lá về bốn hướng thể hiện sự mạnh mẽ vươn xa, chí hương bay cao.
- Trong phong thuỷ, cây dây nhện còn có tác dụng giúp cân bằng trường khí, điều hoà và hấp thu những nguồn năng lượng xung khắc trong nhà giúp gia chủ có một không gian sống hài hoà và yên bình.
- Trong công danh sự nghiệp cây mang lại may mắn về đường tiền tài, vận mệnh. Giúp sự nghiệp thăng tiếng mối quan hệ với đồng nghiệp với sếp cũng tốt lên. Nếu kinh doanh riêng cửa hành, cửa hiệu của bạn cũng sẽ rất đông khách, làm ăn ngày một phát đạt.
Cách chăm sóc và nuôi dưỡng cây dây nhện này như thế nào nhỉ ?
Chăm sóc cây dây nhện :
Nhiệt độ lý tưởng để cỏ nhện phát triển ổn định là vào khoảng 20-38 độ C, không nên để cây ra ngoài nắng gắt vào mùa hè vì cây sẽ có hiện tượng khô héo, thâm lá, nhẹ thì cây sẽ chậm ra hoa nặng thì cây sẽ héo và chết !
Nước tưới : Bạn nên tưới nước cho cây nhện một cách đều đặn, 1-2ngày/ 1 tuần, vào những ngày trời nóng thì có thể tưới nhiều hơn 2- 3 ngày/1 tuần vì cây rất dễ bị mất nước, vào những ngày trời mưa ẩm ướt thì 1 tuần tưới một lần để tránh hiện tượng cây bị úng rễ nhé ! Đặc biệt, nước mưa là loại nước vô cùng tốt để tưới cây vì trong nước mưa có rất nhiều khoáng chất giúp cây luôn xanh tươi và khỏe khoắn. Khi tưới cây bạn nên tưới từ lá xuống để đồng thời làm sạch lá cây.
Hướng dẫn cách trồng cây dây nhện
Cây thông thường được trồng theo hai hình thức chính cụ thể như sau:
Giâm cành: Đầu tiên bạn lấy một đoạn thân của cây có độ dài khoảng 5 đến 10cm. Cành cây này bạn phải chọn khi nó có ít nhánh mầm. Sau đó bạn đem đặt vào trong đất tơi xốp và chờ 7 ngày để chúng mọc rễ. Đến ngày thứ 20 bạn có thể chuyển chúng vào chậu và tưới nước nhiều vào. Nếu bạn muốn tách gốc thì nên đem cây từ từ trong chậu ra. Tiếp đó bạn dùng dao cắt hết phần gốc già. Tuy nhiên khi tách cây ra thì bạn hãy giữ 3 cành lại và đem chúng ra trồng..
Gieo hạt: Để gieo hạt thì vào tháng 3 hàng năm bạn nên tiến hành trồng chúng. Cụ thể bạn rắc hạt mầm lên đất rồi phủ khoảng 0.5cm đất là được. Khi trồng cây phải giữ được nhiệt độ vừa phải khoảng 150 độ C. Như vậy sau 2 tuần là cây có thể nảy mầm.
#Sưu tầm