Cách dùng và những tác dụng tuyệt vời của cây Đinh Lăng
Tác dụng của cây đinh lăng hiện đang nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân cả nước. Cây thuốc này là loại thảo dược quý, tất cả bộ phận của cây từ lá cho đến rễ đều có thể dùng làm thuốc.
Ở Nam bộ, người ta thường dùng lá đinh lăng làm gỏi cá. Rễ cây đinh lăng là bộ phận quý nhất của cây, thường được dùng để ngâm rượu.
Quý vị có thể tham khảo thêm những thông tin mà tôi chia sẻ dưới đây để hiểu rõ hơn về tác dụng cũng như cách dùng cây đinh lăng.
Tác dụng của cây đinh lăng
1. Tác dụng của lá đinh lăng
– Theo kinh nghiệm dân gian, lá cây đinh lăng có tác dụng chính như sau:
– Thông tuyến sữa: dùng để chữa tắc tia sữa cho phụ nữ sau sinh
– An thần: dùng lá phơi khô làm ruột gối để giúp trẻ em dễ ngủ hơn
– Chữa ho, ho ra máu
– Dùng lá tươi hay khô sắc uống giúp chữa bệnh kiết lỵ
– Làm lành vết thương: giã nát lá đinh lăng đắp lên vết thương
*Lưu ý: Tác dụng của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa mỗi người.
Cách sắc uống lá đinh lăng như sau: lấy lá tươi rửa sạch, mỗi ngày dùng 50-100g, nấu sôi với 200ml nước trong 10 phút rồi chắt ra để uống. Có thể sắc 2 lần như vậy. Nếu dùng lá khô mỗi ngày dùng từ 20-30 g.
2.Tác dụng của rễ cây đinh lăng
Rễ cây đinh lăng hay còn gọi là củ đinh lăng thường dùng để ngâm rượu. Theo tài liệu nghiên cứu của giáo sư Đỗ Tất Lợi, trong rễ cây đinh lăng có các alcaloit, glucoxit, flavonoit, tanin, vitamin B1, có 13 loại acid amin, đặc biệt là chất Saponin (thành phần đặc trưng của nhân sâm) giúp cho cây đinh lăng có tác dụng gần như nhân sâm.
Năm 1962, Viện Y Học Quân Sự Việt Nam đã làm nghiên cứu về các tác dụng của cây đinh lăng và đưa ra những kết luận như sau:
- Rễ cây đinh lăng sắc uống giúp làm tăng sự dẻo dai của cơ thể. Tác dụng này tương tự tác dụng bổ khí của nhân sâm.
Theo tài liệu nghiên cứu của PGS Ngô Ứng Long:
- Viên bột được làm từ rễ cây đinh lăng giúp làm tăng khả năng chịu đựng cũng như sức dẻo dai của bộ đội và các vận động viên.
Nhờ các tác dụng tuyệt với này, rễ cây đinh lăng có thể giúp người sử dụng tăng sự dẻo dai, tăng trí nhớ, chống suy nhược cơ thể, chống lão hóa nên rất tốt cho người ốm mới lành…
Cách ngâm rượu đinh lăng
Ngâm rượu với rễ cây đinh lăng không khó, công đoạn quan trọng nhất là lựa chọn củ đinh lăng sao cho chất lượng, chứa nhiều dưỡng chất. Bởi chất lượng củ đinh lăng sẽ quyết định chất lượng của bình rượu. Có nhiều loại đinh lăng nhưng cây đinh lăng được dùng làm thuốc có các đặc điểm sau:
– Chiều cao cây từ 0,8 – 1,5m
– Cây nhỏ, thân cây nhẵn không có gai xù xì.
– Lá kép, 3 lần xẻ lông chim dài 20-40cm, vò nát lá có mùi thơm.
– Rễ cây đinh lăng loại tốt là rễ của cây đinh lăng sống lâu năm (từ 6 năm tuổi trở lên)
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm khi chọn mua củ đinh lăng thì cách tốt nhất là bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi mua.
Vì hiện nay trên thị trường đã bắt đầu xuất hiện củ đinh lăng giả, nếu mua phải loại này sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe.
Để phát huy tối đa những tác dụng của cây đinh lăng trong bình rượu, bạn hãy thực hiện trình tự theo các bước sau:
– Sau khi chọn mua rễ cây đinh lăng, bạn mang về rửa sạch và để ráo nước.
– Mang rễ đinh lăng đi phơi khô. Lưu ý, không nên phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, chỉ phơi trong bóng râm.
– Chuẩn bị một bình thủy tinh ngâm rượu loại 5-10 lít tùy theo kích cỡ và trọng lượng của của củ đinh lăng mà bạn mua. Cho rễ cây đinh lăng vào bình trước sau đó mới cho rượu vào.
– Cứ 1kg rễ cây đinh lăng bạn sẽ ngâm với 4-5 lít rượu.
– Rễ đinh lăng ngâm với rượu sau 3 tháng là có thể dùng được
Cách dùng rượu đinh lăng
Mỗi ngày uống từ 1-3 lần. Mỗi lần 20-30 ml.
Nếu muốn tăng tác dụng bồi bổ cũng như chữa bệnh của rượu cây đinh lăng, bạn có thể dùng một trong các thang thuốc bổ ngâm rượu dưới đây để ngâm 1 bình riêng.
Khi uống có thể pha rượu đinh lăng với rượu thuốc theo tỉ lệ 1:1 hoặc 1:2.
Hoặc bạn cũng có thể dùng rễ cây đinh lăng ngâm chung với các thang thuốc ngâm rượu này.