5 LƯU Ý TRỒNG CÂY CẢNH PHONG THỦY SÂN VƯỜN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
Việc bài trí cây cảnh hợp phong thủy phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như hướng căn nhà, kiến trúc, Việc bài trí cây cảnh hợp phong thủy phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như hướng căn nhà, kiến trúc, vị trí, loại cây, tuổi tác gia chủ,.. Do đó, nếu trồng cây sai cách sẽ làm mất đi ý nghĩa của cây, thậm chí rước họa vào thân.
1. Những cây cảnh phong thủy nên trồng trong sân vườn
Cây Trúc:
Trồng trúc sẽ mang đến may mắn cho gia chủ.
Lưu ý: Nếu rễ cây mọc ăn dưới ngôi nhà thì cát thành hung, vì sức đất bị phá hoại. Tốt nhất khi trồng trúc nên bao phần rễ trong chiếc hộp lớn để nó mọc tập trung bên trong.
Cây Tùng:
Cây Tùng sẽ giúp thanh lọc không khí, tạo một luồng không khí trong lành mát mẻ mang lại khỏe mạnh cho cả gia đình.
Lưu ý: Hướng tốt nhất để trồng cây tùng chính là hướng Nam
Cây Tre:
Tre là một loại cây cảnh được lựa chọn nhiều nhất dùng để trang trí trước cửa nhà. Ngoài ra theo phong thủy tre là loại cây đem lại nhiều may mắn nhất cho gia chủ, giúp chủ nhân làm ăn phát đạt.
Đồng thời tre là biểu tượng của loại cây phú quý, mang lại sự no đủ. Gia chủ có thể trồng tre xung quanh hàng rào, trước hiên nhà hoặc trong vườn.
Cây Cảnh và Hoa:
Theo nguyên tắc phong thủy ngũ hành: Trồng hoa trước hiên nhà sẽ đem lại sự thịnh vượng và sức khỏe cho gia chủ.
Lưu ý: Hoa trồng ở hướng đông nam, góc sân vườn đẹp còn mang lại may mắn.
Cây Chanh, Cam:
Theo phong thủy, hai loại cây chanh và cam trồng trước nhà sẽ đem lại nhiều cơ hội làm ăn và lợi nhuận đến gia chủ.
Cây Lựu:
Cây lựu thể hiện tình cảm yêu thương và mong muốn những đứa con khôn ngoan, khỏe mạnh.
Cây Thông:
Thông có sức sống mãnh liệt, không cần chăm bón nhiều nhưng vẫn có thể sinh trưởng và phát triển. Chính vì thế theo thuyết phong thủy, thông giúp gia đình gia chủ kéo dài tuổi thọ, thích hợp với những gia đình có người già, người lớn tuổi.
2. Hướng dẫn trồng cây cảnh trong sân vườn theo đúng phong thủy
Về cơ bản trong phong thủy sân vườn tại Việt Nam, việc chọn cây cho sân vườn hợp phong thủy cần quan tâm đến phương hướng.
Hướng Tây Bắc là hướng Càn, cây cối là Mộc tinh, vì thế những nhà ở hướng Tây Bắc nên trồng cây to sẽ bảo vệ chủ nhân của ngôi nhà.
Hướng Bắc,và hướng Đông Bắc thường có khí lạnh thổi xuống (khí độc) nên trồng những cây chắn gió để ngăn khí độc.
Lưu ý: Nếu nhà hướng Bắc hoặc Đông Bắc thì cây trồng nên có lá màu sáng để phản xạ thêm ánh sáng, hoặc lá dày thân chắc để ngăn gió lạnh như cau, dừa, bàng, mật cật…v.v
Hướng Tây và hướng Tây Bắc có nắng gắt nên trồng những loại cây có tán rộng.
Lưu ý: Nếu nhà hướng Tây hoặc Tây Bắc thì nên chọn những loại cây chịu nắng tốt, đó là những cây mang khí dương như: hoa mai, hoa đào, thiên thanh, đinh lăng…v.v
Hướng Nam và Đông Nam thì có gió lành thổi tới (khí tốt) nên trồng cây thấp để đón gió. Có thể trồng một vài cây tùng ở hướng Nam, vì đây cũng là hướng tốt và cây trồng vị trí đấy hợp phong thủy.
Lưu ý: Tuy nhiên, ở hướng Nam không nên trồng cây quá lớn nếu không sẽ che lấp ánh sáng mặt trời ở hướng này. Nếu cây tùng cao hơn nóc nhà sẽ làm cho ánh sáng mặt trời không chiếu được vào nhà, tướng cát thành hung.
3. Những quan niệm cây cảnh phong thủy sân vườn cần lưu ý
Theo quan niệm của phong thủy, khi trồng cây nên trồng hướng cát, tránh hướng hung. Bạn nên trồng những loại cây mang vận cát, cây hợp phong thủy và chú ý hướng trồng cây: ví dụ cây đào nên trồng trước nhà cây liễu nên trồng bên cạnh ao, bể nước trồng các lọai cây hoa trước hiên nhà, “trước cau sau chuối”…
Bên cạnh đó, nên tránh trồng những loại cây như hoa sứ, cây hoa đại…Những loại cây này chỉ thích hợp trồng nơi chùa chiền, miếu mạo.
Nếu trồng cây che khuất mất cả ngôi nhà thì đó là điều không nên, khiến cho ngôi nhà không nhận đủ năng lượng biểu hiện gia vận dần suy yếu.
Còn nếu trồng ở sau nhà thì có thể trồng cây to vừa phải, khoảng cách với ngôi nhà phùhợp và hợp với yếu tố “tọa sơn hướng thủy” trong phong thủy.
Điều đáng lưu ý nữa là trước cửa ra vào hoặc cửa sổ không nên để các cây khô héo hoặc cây to che lấp cửa. Với vườn trước nhà, đặc biệt là vị trí trước cửa ra vào hay cửa sổ không nên trồng những cây có hình dáng không đẹp, cây có nhiều gai…v.v
Nếu như cây cảnh trong vườn luôn xanh tốt là biểu hiện cho đất đai màu mỡ, môi trường sống trong lành. Ngược lại cây cảnh sinh trưởng thưa thớt và khô héo là biểu hiện việc phong thủy đất đai không hợp với gia chủ. Chúng ta cần thường xuyên chăm chút và tích cực cải tạo đất đai, môi trường để cây phát triển, đó cũng là cách giúp bạn cải thiện môi trường, tránh những ảnh hưởng bất lợi đối với sức khỏe.
4. Kiến thức phong thủy trong việc trồng cây cảnh sân vườn
Không nên trồng đơn độc 1 cây trước nhà, khi trồng nên trồng theo cặp cân đối hoặc nếu theo số lẻ thì phải trồng 3 – 5 – 7 cây.
Không nên đặt cây cảnh ở vị trí chính giữa, hạn chế đặt cây ở vị trí hướng Tây hoặc Tây Nam vì yếu tố “mộc” hiển diện ở những vị trí này rất yếu.
Không nên chọn các loại cây có lá dài nhọn trồng trong nhà vì ý nghĩa phong thủy không được tốt, dễ làm cho gia chủ vướng vào những chuyện tranh chấp, cãi cọ, cuộc sống không yên bình.
Không nên chọn các loại cây có tính âm như cây thuộc họ quyết, họ cát đằng vì nếu chúng sống tốt thì có nghĩa là trong nhà bạn có âm khí, không được sạch sẽ.
Không nên trồng những loại cây có thể gây hại cho sức khỏe hoặc mang lại điềm xui cho gia đình như: cây dâu, cây xương rồng, trúc đào, thơm ổi, đỗ quyên, thiên điểu…v.v
5. Cây cảnh sân vườn phong thủy mang tài vận và may mắn đến gia đình bạn
Cây cỏ tươi tốt sinh khí thịnh vượng, hộ ấm địa mạch, tạo bầu không khí có đất trời, trong lành, thoáng mát, giúp cuộc sống gia đình thêm hạnh phúc.
Sân vườn luôn luôn xanh mát, tươi mới tạo sự sinh động và những ai yêu thích sự trầm mặc, tĩnh lặng của thiên nhiên đều sẽ phù hợp cả.
Đối với những không gian rộng thường sẽ trồng hai hàng cây hai bên nhà tạo sự vững chắc cho ngôi nhà.